Stablecoin và những tư duy sai lầm

stablecoin

Tin mới

2023-08-30

Stablecoin hay còn gọi là đồng ổn định đã xuất hiện trong thị trường tiền điện tử từ lâu, cách mạng hóa thế giới Crypto và trở thành phương tiện thanh toán chính của hầu hết người dùng. Mặc dù vậy, vẫn còn rất nhiều người chưa thực sự hiểu về đúng về cơ chế của Stablecoin thế nào, cách mà chúng vận hành ra sao do sự phát triển nhanh chóng và không ngừng thay đổi của thị trường tiền điện tử, tạo ra sự khó khăn trong việc theo kịp thông tin và những kiến thức sai lệch. Hãy cùng VNST điểm qua những tư duy sai lệch về Stablecoin có thể bạn mắc phải nhé.

1. Tất cả Stablecoin đều được đảm bảo tài sản bằng đồng Đô-la Mỹ (USD)

Có lẽ bởi vì hầu hết Stablecoin trên thị trường tiền điện tử thường được neo giá bởi đồng Đô-la Mỹ (USD), do đó nhiều người chưa đủ kiến thức về stablecoin sẽ cho rằng những stablecoin không được đảm bảo bằng đồng Đô-la Mỹ là Stablecoin lừa đảo, không ổn định.

Sự thật là không phải tất cả Stablecoin đều được đảm bảo bằng đồng Đô-la Mỹ (USD). Đúng thế, có nhiều stablecoin sử dụng các loại tiền pháp định khác ngoài USD nhưng vẫn hoạt động hoàn toàn ổn định.

Điều quan trọng là stablecoin là một loại tiền tệ điện tử được thiết kế để duy trì tính ổn định giá trị của nó. Để đạt được điều này, một số Stablecoin được đảm bảo bằng tiền tệ truyền thống như USD, nhưng cũng có những stablecoin được đảm bảo bằng tiền tệ truyền thống khác như EUROC-(EU), XSGD-(SGD), VNDC-(VND)...

Ngoài ra, stablecoin có thể hỗ trợ bởi một loạt các tài sản khác nhau như năng lượng, hàng hóa, hoặc thậm chí các loại tiền điện tử khác. Điều này giúp giảm nguy cơ rủi ro từ việc phụ thuộc quá mức vào một nguồn cung cấp duy nhất và tạo ra sự đa dạng hóa trong nguồn đảm bảo giá trị.

2. Bất kì đồng tiền pháp định nào cũng có thể làm tài sản dự trữ cho Stablecoin

Mặc dù hầu hết một stablecoin sử dụng các đồng tiền pháp định như USD, EUR hoặc JPY làm tài sản dự trữ, nhưng điều đó không có nghĩa đồng tiền nào cũng có thể phù hợp làm dự trữ cho một loại stablecoin.

Việc lựa chọn đồng tiền pháp định làm tài sản dự trữ cho stablecoin phụ thuộc vào cơ chế và mục tiêu của từng loại stablecoin cụ thể. Các đồng tiền pháp định phải đảm bảo tính ổn định và sự tin cậy để đảm bảo stablecoin có khả năng duy trì giá trị ổn định và không gặp rủi ro lớn trong quá trình hoạt động. Nếu những đồng tiền không có nhiều sức mạnh và có độ lạm phát cao trở thành tài sản dự trữ, đứng trước những biến động của giá do tình hình kinh tế vĩ mô, tác động từ tài chính quốc tế hay là sự lạm phát toàn cầu sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến sự ổn định - giá trị cốt lõi của đồng stablecoin.

Hơn nữa, việc sử dụng đồng tiền pháp định làm tài sản dự trữ cũng phụ thuộc vào các quy định pháp lý và các yếu tố khác trong từng quốc gia hoặc khu vực. Một số quốc gia có hạn chế và quy định về việc sử dụng đồng tiền pháp định làm dự trữ cho tiền điện tử, điều này làm thu hẹp khả năng của stablecoin và ảnh hưởng trực tiếp tới người dùng stablecoin.

Do đó, việc cho rằng bất kỳ đồng tiền pháp định nào cũng có thể làm tài sản dự trữ cho stablecoin là sai, và việc chọn đồng tiền pháp định phù hợp là một quyết định quan trọng và phức tạp trong việc phát triển và vận hành một stablecoin. Chính vì thế, người dùng cần chú ý tới tài sản đảm bảo của một đồng stablecoin để đưa ra quyết định đầu tư.

3. Stablecoin đều có cơ chế giống nhau

Đây cũng là một trong những định nghĩa sai lệch về stablecoin. Có thể hầu hết người dùng thường sử dụng những đồng stablecoin như USDT, USDC hay BUSD với cơ chế dùng tiền pháp định (USD) để đảm bảo tính ổn định cho đồng stablecoin đó, nhưng sự thật là stablecoin có nhiều cơ chế khác ngoài cách sử dụng tiền pháp định để đảm bảo cho tính ổn định của mình.

Sự sai lệch này khiến nhiều người cho rằng nếu stablecoin không được sử dụng cơ chế đảm bảo bằng tiền pháp định (Fiat) thì đồng nghĩa stablecoin đó không có tính ổn định, không đáng tin cậy và lừa đảo. Dưới đây là một số các cơ chế khác:

  • Stablecoin thế chấp bởi hàng hóa

Những stablecoin này giống với những đồng thế chấp bởi tiền pháp định, tuy nhiên thay vì sử dụng tiền pháp định, loại tài sản này sử dụng những tài sản và hàng hóa có thể trao đổi khác để thế chấp. Những tài sản này bao gồm kim loại quý và khoáng sản như vàng, bạc, kim cương; những hàng hóa có giá trị như dầu mỏ, khí đốt tự nhiên; bất động sản độc quyền, v.v..

  • Stablecoin thế chấp bởi tiền điện tử

Stablecoin này được hỗ trợ bởi tiền điện tử thay vì tiền pháp định. Loại stablecoin này sử dụng tiền điện tử là tài sản thế chấp, do đó toàn bộ quy trình vận hành và hoạt động của loại tiền này trên blockchain đều theo phương thức phi tập trung. Thông thường, các stablecoin thế chấp bằng tiền điện tử được neo giá theo tỷ lệ 1:2.

Một lượng tiền điện tử lớn hơn sẽ được dùng để thế chấp cho mỗi stablecoin do tính biến động giá cao. Bằng cách này, nguồn cung stablecoin sẽ không bị tác động bởi biến động giá quá lớn. Tuy nhiên, loại stablecoin này không thực sự phổ biến như stablecoin hỗ trợ bởi tiền pháp định bởi sự phức tạp của tiền điện tử. Ngoài ra, loại stablecoin này còn hay được biết tới là “thế chấp quá mức” do số lượng coin bảo lưu lớn.

  • Stablecoin thuật toán

Đây là loại stablecoin không thế chấp và cũng không được hỗ trợ bởi tiền pháp định hay tiền điện tử. Thay vào đó, chúng duy trì sự ổn định qua một thuật toán hoặc cơ chế hoạt động. Hợp đồng thông minh chịu trách nhiệm quản lý sơ đồ cung cầu và đảm bảo sự ổn định tỷ giá của stablecoin này.Hệ thống thuật toán sẽ tạo ra các đồng tiền mới nếu đồng stablecoin này được giao dịch quá nhiều. Nếu không, hệ thống sẽ mua những đồng tiền trên thị trường để cắt giảm nguồn cung đang lưu hành, tuy nhiên hệ thống thuật toán này khá giống với quy trình quản lý nguồn cung của các ngân hàng trung ương.

4. Stablecoin giống như các đồng điện tử khác

Stablecoin không giống hệt như các đồng tiền điện tử khác. Mặc dù cả hai đều là các loại tiền số hoạt động trên nền tảng công nghệ blockchain, nhưng các điểm khác biệt chính giữa stablecoin và các đồng điện tử khác là tính ổn định giá trị và tính thay đổi giá.

Trong khi các đồng tiền điện tử khác như Bitcoin, Ethereum..thường có tính biến động cao, giá trị của chúng có thể thay đổi mạnh trong thời gian ngắn. Điều này là do giá trị của các đồng tiền này phụ thuộc vào cung cầu thị trường và tâm lý đầu tư của người dùng. Việc biến động mạnh giúp tạo ra cơ hội sinh lời cao nhưng đồng thời cũng mang đến rủi ro lớn cho nhà đầu tư.

Trái lại, stablecoin được thiết kế để giữ cho giá trị của nó ổn định hoặc ít biến đổi. Một số stablecoin được đảm bảo bằng tiền tệ truyền thống hoặc các tài sản thế chấp khác, trong khi một số khác dựa vào các cơ chế kỹ thuật để duy trì tính ổn định giá trị. Sự ổn định giá trị giúp stablecoin trở thành một lựa chọn hữu ích cho các hoạt động giao dịch hàng ngày và dự trữ giá trị trong môi trường thị trường tiền điện tử không ổn định.

Do đó, việc cho rằng stablecoin giống hệt các đồng tiền điện tử khác là không chính xác, vì nó bám sát vào tính ổn định giá trị mà không có sự biến đổi lớn như các đồng tiền số khác. Điều này làm cho stablecoin trở thành một công cụ hữu ích trong việc sử dụng tiền điện tử trong các giao dịch hàng ngày và quản lý tài sản.

5. Không có rủi ro

Đây là một trong những tư duy khá sai lệch đối với stablecoin. Mọi loại đầu tư và tài sản đều có mức độ rủi ro liên quan, và stablecoin không phải là ngoại lệ.Mặc dù stablecoin được thiết kế để giữ giá trị ổn định và tránh biến động mạnh, nhưng nó vẫn không hoàn toàn miễn rủi ro.

Dựa vào loại stablecoin và cơ chế đảm bảo giá trị, có một số rủi ro tiềm ẩn mà người dùng cần phải cân nhắc:

  • Rủi ro kỹ thuật: Stablecoin dựa vào công nghệ blockchain, và có thể đối mặt với các vấn đề kỹ thuật như lỗi trong mã nguồn, tấn công hacker, hay lỗi hệ thống.
  • Rủi ro thị trường: Dù stablecoin được thiết kế để giữ giá trị ổn định, giá trị của nó vẫn có thể bị ảnh hưởng bởi biến động thị trường và sự biến đổi của các tài sản dự trữ.
  • Rủi ro pháp lý: Stablecoin có thể gặp phải các vấn đề pháp lý và quy định trong một số quốc gia hoặc khu vực, làm giảm tính hợp pháp và khả năng sử dụng của nó.
  • Rủi ro hoạt động: Nếu stablecoin không được quản lý chặt chẽ hoặc không có giám sát đúng đắn, có thể xảy ra các vấn đề liên quan đến quản lý tài sản và sự rủi ro trong việc duy trì tính ổn định.
  • Rủi ro thanh khoản: Tùy thuộc vào loại stablecoin, tính thanh khoản của nó có thể thấp, khiến việc hoán đổi và sử dụng trong giao dịch trở nên khó khăn.

TỔNG KẾT

Người dùng và nhà đầu tư cần xem xét và nghiên cứu cẩn thận trước khi quyết định đầu tư vào bất kỳ loại stablecoin nào. Điều này giúp họ tránh những sai lầm đắt giá do không hiểu rõ ràng cơ chế hoạt động của loại tiền điện tử này. Đồng thời, cần luôn luôn cân nhắc các yếu tố rủi ro trong quá trình đầu tư, trau dồi cho bản thân kiến thức, trong thị trường tiềm năng có tính biến động cao và phát triển mạnh mẽ như tiền điện tử.

Về VNST

VNST là một stablecoin phi tập trung với dữ liệu on-chain minh bạch, đảm bảo bởi giá trị ổn định của các stable coins phổ biến và uy tín nhất trên thị trường tài sản mã hoá toàn cầu. Các stablecoins đảm bảo giá trị cho VNST có khối lượng giao dịch và độ ổn định được chứng minh qua thời gian dài, phát hành bởi những tổ chức có uy tín với tiềm lực đã được chứng minh và kiểm toán định kỳ. VNST sẽ là giải pháp an toàn, tin cậy, mang đến sự lựa chọn đa dạng, thuận tiện và mở rộng thêm các ứng dụng trong tương lai cho người dùng trong lĩnh vực Web3 tại Việt Nam và trên thế giới.

X | Facebook | Telegram Announcements |  Discord | Telegram Discussion

Chia sẻ

Logo Short

Ổn định, Nhanh chóng, Hiệu quả

Bản quyền © 2023 VNST. Bảo lưu mọi quyền.